Trong những năm gần đây, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhiều chuyên gia đánh giá, Việt Nam hoàn có khả năng vượt qua Thái Lan, vươn lên vị trí thứ hai thế giới. Nhà nước khuyến khích các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, đồng thời cũng có những quy định chặt chẽ về điều kiện cũng như thủ tục hải quan chặt chẽ trước khi thông quan lô hàng gạo xuất khẩu.
1. Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:
Có ít nhất 01 (một) kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
Có ít nhất 01 (một) cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 (năm) năm.
Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.
Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh như nêu trên, được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông và có trách nhiệm báo cáo theo quy định.
Khi thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không có Giấy chứng nhận chỉ cần xuất trình cho cơ quan Hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định gạo xuất khẩu do tổ chức giám định cấp theo quy định của pháp luật.
Khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện về thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo như nêu trên, để thực hiện được thủ tục hải quan xuất khẩu gạo, thương nhân cần tiến hành:
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo;
Bước 2: Thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan.
2. Trình tự thủ tục thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo (đối với trường hợp thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến) hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến (đối với trường hợp kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thuộc sở hữu của thương nhân): 01 (một) bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
Bước 2: Thực hiện thủ tục thông quan tại Chi cục Hải quan
Lưu ý: Thuế xuất khẩu đối với mặt hàng gạo là 0%.
3. Dịch vụ thủ tục hải quan xuất khẩu gạo
1. Các bước thực hiện dịch vụ hải quan của chúng tôi
2. Dịch vụ thủ tục hải quan xuất khẩu gạo trọn gói – uy tín – chuyên nghiệp – hiệu quả